Cách tính diện tích xây dựng nhà phố

Thứ 5, 01/06/2023

Administrator

148

Thứ 5, 01/06/2023

Administrator

148

   Không ít người khi có nhu cầu xây dựng nhà sẽ tìm đến những nhà thầu và tiến hành nhận thầu bao nhiêu tiền trên một m2 và tự ước tính diện tích cho ngôi nhà của mình. Và điều đó là một điều không nên vì khi tính diện tích xây nhà so với diện tích đất đó là một điều khác xa. Vì vậy hôm nay chúng tôi ở đây sẽ giúp bạn cách tính diện tích xây dựng nhà phố một cách chính xác nhất nhằm giúp bạn sẽ có một ngôi nhà hoàn hảo cho mình.

Thuật ngữ diện tích xây dựng là gì?

Diện tích xây dựng được hiểu là diện tích được tính từ mép tường bên này đến mép tường bên kia trên một mảnh đất. Việc của chủ nhà hoặc đơn vị thi công là phải đánh dấu chính xác phần mép tường để tính diện tích một cách chính xác nhất.

Để đo đạc và tính diện tích xây dựng chính xác, kiểm tra, giám sát đơn vị thi công, gia chủ cũng cần biết đến cách tính xây dựng. Hãy cùng tham khảo cách tính xây nhà của chúng tôi dưới đây để đưa ra con số diện tích chính xác hơn nhé.

Lưu ý: Khi thực hiện cách tính, bạn nên tiến hành đo đạc chính xác, tỉ mỉ các chiều dài, chiều ngang và chiều cao sao cho đường thẳng của dây đo nằm song song với mặt đất và chúng có hình chiếu vuông góc với mặt đất (chiều dài và chiều ngang), hoặc dây sẽ nằm vuông góc với mặt đất (chiều cao).

Cách tính diện tích xây dựng nhà phố

Tính diện tích xây dựng nhà phố là một giai đoạn quan trọng của chủ nhà trong việc ước tính chi phí và kiểm soát dòng thu và chi trong quá trình thi công nhà ở. Khi tính diện tích xây dựng nhà, bạn cũng nên lưu tâm một số vấn đề sau:

  • Diện tích có chi phí hao phí xây dựng - đây là diện tích được thể hiện và không được thể hiện trong giấy phép xây dựng, nhưng trong đó lại có hao phí chi phí xây dựng. Nguyên nhân chính là do sự chênh lệch xuất phát từ các phần diện tích như: móng, giàn lam, giếng trời, ban công, sân thượng, kèo trang trí sân sau, sân trước.

  • Do phần diện tích trên giấy xây dựng chỉ thực sự thể hiện ở mặt bằng, không tính diện tích những hạng mục trên nên luôn có sự chênh lệch trong cách tính diện tích xây dựng nhà ở và từ đó dẫn đến chênh lệch về chi phí.

Những phần cần tính khi xây dựng nhà phố

Dưới đây là những phần quan trọng và cần tính toán chính xác khi tiến hành xây dựng nhà phố:

Về phần gia cố nền đất yếu

  • Gia cố nền móng công trình: Sẽ được báo giá cụ thể sau khi khảo sát do tùy vào điều kiện, đất nền thực hiện.

  • Gia cố nền trệt bằng phương pháp đổ bê tông cốt thép: Tính 20%-25% diện tích.

Về phần móng

Nếu phần sân trước và sau có đổ cột xây tường rào và lát gạch để làm cổng thì bắt buộc phải đổ móng để đảm bảo tính kiên cố cho ngôi nhà.

  • Phần móng đơn chiếm 30%-35% diện tích.

  • Phần đài móng trên nền cọc bê tông cốt thép, cọc khoan nhồi, móng băng 1 phương: chiếm 50%-60% diện tích.

  • Phần móng băng 2 phương chiếm 70%-80% diện tích.

Về phần tầng hầm (so với cọc đỉnh ram hầm)

  • Hầm có độ sâu < 1.3m so với cao độ đỉnh ram hầm tính 150% diện tích.

  • Hầm có độ sâu < 1.7m so với cao độ đỉnh ram hầm tính 170% diện tích.

  • Hầm có độ sâu < 2.0m so với cao độ đỉnh ram hầm tính 200% diện tích.

  • Hầm có độ sâu < 3.0m so với cao độ đỉnh ram hầm tính 250% diện tích.

Về phần sân

  • Trên 30m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền tính 50%-60% diện tích

  • Từ 15m2 đến 30m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền tính 70-80%% diện tích

  • Dưới 15m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền tính 100% diện tích 

Về phần nhà

  • Có mái che trên: 100% diện tích.

  • Không có mái che : chiếm 50% diện tích.

  • Sân thượng : 60% diện tích

  • Ô trống trong nhà:

Có diện tích < 8m2 tính như sàn bình thường 100% diện tích.

Có diện tích > 8m2 tính 50% diện tích.

Về phần mái

  • Mái Bê tông cốt thép: chiếm 50% diện tích mái.

  • Mái Bê tông cốt thép, có sử dụng, lát gạch nền : chiếm 60% diện tích mái.

  • Mái ngói vì kèo sắt tính 70% diện tích của mái tính chiều dài rộng của mái phương xéo áp dụng cho mái thái.

  • Mái bê tông dán ngói: chiếm 100% diện tích mái.

  • Mái tôn: chiếm 30% diện tích mái tính theo mặt cắt nghiêng

Một ví dụ cách tính diện tích xây dựng nhà phố

Chúng tôi đưa ra một ví dụ để bạn có thể hình dung ra: Quy mô của công trình là: Rộng 5m x 20m = 100m2. 1 trệt + 2 lầu (3 tầng, 3 sàn BTCT, chiều cao 10m > 11.5m ) đơn giá trọn gói là: 5.500.000đ/m2.

Cách tính giá là : 300m2 sử dụng + phần Mái BTCT 50% diện tích + móng cọc 50% diện tích.

Móng = 50 m2.

Diện tích cần sử dụng 100m2 x 3 tầng = 300m2.

Sân thượng MBTCT với 50% diện tích = 50m2.

Tổng giá trị xây dựng nhà :  400m2 x 5.500.000đ = 2.200.000.000đ (hai tỷ, hai trăm triệu đồng)

Chi phí phần cọc ép : 50 triệu-100 triệu

Chi phí phần nội thất thiết bị: 200 triệu

Tổng chi phí : 2,5 tỷ

Tổng kết 

Trên đây là cách tính diện tích xây dựng nhà phố chính xác nhất từng m2 mà chúng tôi đã đem đến cho các bạn. Chúng tôi hi vọng các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm cũng như có thể tính toán diện tích nhằm dự trù kinh phí một cách hiệu quả nhất.

Chia sẻ: