Cách bộ trí nhà vệ sinh hợp phong thủy

Thứ 5, 01/06/2023

Administrator

226

Thứ 5, 01/06/2023

Administrator

226

Nhà vệ sinh có vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Để tạo nên một tổng thể hài hòa, sang trọng cho toàn bộ căn nhà. Khi bố trí nhà vệ sinh cũng cần phải đảm bảo tính hợp lý, khoa học và hợp phong thủy. Hãy cùng KOREST tìm hiểu sâu hơn vấn đề này qua bài viết dưới đây:

1. Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hợp phong thủy

Với quỹ đất đang ngày càng bị thu hẹp, các kiểu kiến trúc nhà ống được ưa chuộng nhiều hơn. Bởi vậy, các khu vực trong nhà cũng cần được thiết kế hài hòa, đảm bảo tận dụng tối đa không gian. Phòng tắm cũng vậy. Với kiểu nhà ống, phòng tắm sẽ có diện tích khá nhỏ và cần được bố trí thích hợp. Dưới đây là một số cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hợp phong thủy:

1.1. Không bố trí nhà vệ sinh ở trung tâm nhà

Chính giữa nhà được coi như là trái tim, nơi quan trọng nhất của cả căn nhà. Nếu như bạn bố trí nhà vệ sinh ở giữa căn hộ sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan chung. Cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến phong thuỷ và sức khoẻ cho cả nhà.

Nên bố trí nhà tắm ở khu vực thông thoáng, tránh đặt ở trung tâm nhà

Nhà vệ sinh vốn là khu vực ẩn chứa nhiều nguy cơ gây bệnh. Bởi là trong nhà tắm có hàng tỷ những vi khuẩn mà mắt thường không thể thấy được. Dù bạn có vệ sinh sạch đến đâu cũng không thể đảm bảo sạch sẽ. Về mặt phong thuỷ, nhà tắm cũng là nơi tích tụ nhiều khí xấu. Vậy nên không nên đặt nhà tắm ở trung tâm nhà. Để tránh khí xu uế lan ra khắp nhà như vậy sẽ không tốt đến vận khí chung.

1.2. Kiêng kị đặt nhà tắm ở hướng Nam, Tây Nam và Đông Bắc

Theo phong thuỷ, hướng Nam, Tây Nam, Đông Bắc là những hướng không tốt. Vì thế, nếu như đặt nhà tắm ở những hướng này càng làm tăng khí xấu. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến vận khí, tài lộc của gia chủ.

1.3. Tránh đặt nhà vệ sinh đối diện phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp

 Cũng trong phong thuỷ, không nên bố trí nhà vệ sinh đối diện phòng ngủ, phòng khách và phòng bếp. Cửa là nơi đón nhận những luồng khí tốt, tài lộc, sức khoẻ. Nếu như bố trí nhà tắm đối diện sẽ làm khí ô uế cản trở những năng lượng tích cực vào trong nhà. Điều này sẽ tạo nên sự sa sút về tài lộc, sức khoẻ và may mắn cho bạn

1.4. Không đặt nhà tắm cạnh phòng thờ

Nhà ống vốn có diện tích nhỏ nên để tiết kiệm không gian, nhiều gia đình thường chọn cách bố trí nhà vệ sinh cạnh phòng thờ. Vậy nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm.

Lý do là vì phòng thờ vốn là nơi trang nghiêm và cần đảm bảo sạch sẽ. Nếu như bạn đặt nhà vệ sinh ngay sát cạnh phòng thờ. Sẽ khiến không gian này bị ô uế. Từ đó mà ảnh hưởng đến sức khoẻ và tài lộc của bạn và gia đình

1.5. Có nên làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang?

Với những gia đình quỹ đất xây dựng hẹp, họ tiết kiệm diện tích bằng cách đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang. Việc này đem lại một số lợi ích như:

  • Tiết kiệm diện tích tối đa cho gia đình.
  • Tiện lợi cho người sử dụng (do không phải đi lại nhiều), đặc biệt là gia đình có người già, người bệnh, người đang mang bầu hoặc mới sinh con.
  • Tận dụng lợi thế nhà ống, nước chảy thẳng từ trên bồn chứa trên cao sẽ tạo được áp lực nước lớn, không phải dùng đến bơm tăng áp.

Nhà vệ sinh được bố trí dưới gầm cầu thang

>> Trả lời câu hỏi có nên làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang hay không

Tuy nhiên, đặt nhà vệ sinh, nhà tắm dưới gầm cầu thang cũng đồng nghĩa với đặt nơi thường có xú uế, tức âm khí, ở trong nhà, sẽ hút dương khí của gia chủ. Do đó, để khắc phục, bạn cần chú ý hệ thống khử mùi, thoát khí, đẩy khí xấu ra ngoài, luôn giữ khu vực vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ, thơm tho để không làm ảnh hưởng đến phong thủy.

Thêm vào đó, diện tích của nhà vệ sinh, nhà tắm trong gầm cầu thang thường nhỏ nên bạn cần phải chú ý đến việc bố trí thiết bị bên trong sao cho phù hợp, tiết kiệm diện tích, đảm bảo tiện nghi.

1.6. Tránh đặt cửa 2 nhà tắm đối diện nhau

Bạn cũng không nên bố trí cửa 2 phòng tắm đối diện nhau. Điều này sẽ giúp bạn tránh cảm giác bất tiện. Về mặt phong thủy cũng giúp bạn hạn chế cảm giác mệt mỏi và tránh tài chính bị hao hụt

Bạn có thể thiết kế hai nhà tắm cạnh nhau để thuận tiện hơn khi lắp đặt các thiết bị vệ sinh.

1.7. Thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ – nên hay không nên?

Một vị trí khác để bố trí nhà vệ sinh, nhà tắm chính là trong phòng ngủ. Việc này cũng đem lại một số tiện lợi nhất định, tương tự như lợi ích khi đặt nhà vệ sinh trong gầm cầu thang.

3 khu vực bố trí nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh trong phòng ngủ

>> Cách hóa giải phong thủy khi giường ngủ đối diện cửa nhà vệ sinh

Tuy vậy, phòng ngủ rất cần dương khí, không thể để âm khí của nhà vệ sinh hút mất nên bạn cần chú ý giữ nhà vệ sinh, nhà tắm luôn sạch sẽ, thơm tho để giảm tối đa âm khí. Đồng thời, lưu ý đến các yếu tố phong thủy khác để đảm bảo không phạm phong thủy như: Không để nhà vệ sinh đối diện giường ngủ, không để bồn cầu đối diện cửa nhà vệ sinh…

2. Một số lưu ý khi thiết kế và bố trí nhà vệ sinh mà bạn nắm vững

2.1. Diện tích nhà vệ sinh

Đối với kiểu nhà ống, lưu ý khi bố trí nhà vệ sinh là bạn cần xác định diện tích hợp lý. Bạn có thể thiết kế nhà tắm có diện tích  dưới 4m2, tuỳ theo diện tích của căn nhà. Tránh việc thiết kế nhà tắm quá to trong khi các khu vực khác lại nhỏ sẽ làm căn nhà của bạn không cân xứng.

2.2. Cấu trúc nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh thường có 3 khu vực chính: bồn cầu, chậu rửa và khu tắm gội. Khi thiết kế nhà tắm, bạn cần lưu ý bố trí nhà vệ sinh hợp lý, đảm bảo sự thông thoáng khi sử dụng.

Tốt nhất bạn cũng nên phân khu thành khu vực khô và ướt để thuận tiện khi sinh hoạt. Với phân khu ướt bạn có thể lắp đặt phòng tắm kính để tạo không gian tắm gội riêng.

2.3. Lựa chọn thiết bị vệ sinh phù hợp

Đối với nhà vệ sinh nhỏ hẹp như kiểu nhà ống. Bạn cần lưu ý lựa chọn thiết bị vệ sinh phù hợp. Không nên bố trí nhiều thiết bị nhằm tạo cảm giác chật chội cho không gian chung. Bên cạnh đó bạn cũng nên lựa chọn thiết bị vệ sinh có kích thước phù hợp với nhà tắm.

Bố trí các thiết bị vệ sinh hài hòa với không gian

Chẳng hạn, nhà vệ sinh diện tích 1m2 thì bạn chỉ nên lắp chậu rửa mặt, sen tắm, bồn cầu, thanh vắt khăn, kệ cốc, kệ xà phòng, gương. Còn nhà vệ sinh lớn hơn khoảng 3- 4m2 thì bạn có thể lắp thêm bồn tắm và nhiều phụ kiện nhà tắm hơn.

2.4. Cách bố trí nhà vệ sinh hợp lý

 Vì có đặc điểm là nhỏ hẹp nên bạn cũng cần lưu ý một vài điểm dưới đây khi bố trí, thiết kế nhà tắm hợp lý:

  • Ưu tiên sử dụng các gam màu sáng để tạo không gian thoáng đãng, sạch sẽ hơn
  • Không nên thiết kế quá cầu kỳ với nhiều chi tiết hoa văn rườm rà để tránh làm rối mắt.
  • Bố trí thêm gương để tạo hiệu ứng không gian tốt hơn.
  • Bố trí thêm cây xanh để nhà tắm thông thoáng hơn
  • Nên chú ý đến ánh sáng cho nhà tắm khi thiết kế. Có thể bố trí cửa sổ nhỏ vừa để khí tự nhiên lưu thông vừa để tăng ánh sáng tự nhiên cho nhà tắm
  • Bạn cũng có thể tận dụng tối đa mọi vị trí để đựng đồ nhà tắm bằng cách lắp đặt thêm giá kệ. Nhưng cần đảm bảo tính thẩm mỹ chung, sắp xếp gọn gàng

>> Gợi ý các vật dụng trang trí nhà vệ sinh đẹp, độc, lạ bạn có thể tham khảo

Trên đây là các cách bố trí nhà vệ sinh phổ biến hiện nay. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn khu vực phù hợp nhất với đặc điểm gia đình mình.

Chia sẻ: